Hôm
nay mình viết 1 bài cho các bạn thích tự thiết kế thiệp theo ý mình,
hi vọng có thể phần nào giúp được các bạn trong việc tạo ra những tấm
thiệp theo ý của mình.
Đó là cách sử dụng phần mềm thiết kế Pop-up Card Designer 2.1. Đây là phần mềm giúp các bạn có thể thiết kế mà ko mất công hình dung tấm thiệp mình thiết kế ra nó sẽ như nào, bởi trong quá trình thiết kế, tấm thiệp được hiện lên dưới dạng ảnh 3D.
Tuy nhiên, phần mềm này chỉ sử dụng để thiết kế những tấm thiệp dạng 90 độ có các chi tiết có hình khối vuông và chữ nhật, bởi nhược điểm của loại này là ko thiết kế được các chi tiết cong, nó chỉ hiện lên các khối hộp và lập phương. Do đó thường dùng để thiết kế các tấm thiệp về các ngôi nhà, các lâu đài hoặc các câu chữ in hoa. . Nhưng như thế cũng là rất tốt phải không ah :))
Các bạn download phần mềm TẠI ĐÂY
Sau đó các bạn chỉ cần giải nén ra là có thể chạy luôn chương trình
Giao diện của chương trình

Phần các công cụ sử dụng:

Đây là công cụ chỉnh cursor (con trỏ), dùng để thay đổi độ lớn nhỏ của con trỏ. Trong phần mềm này, thì Cursor là 1 hình vuông nhỏ có màu xanh (lá cây và xanh thẫm). Độ lớn con trỏ cũng chính là đơn vị tạo khối, tạo ra được 1 khối nhỏ nhất trong quá trình tạo hình.
Điều khiển con trỏ bằng cách sử dụng các phím mũi tên.

Tiếp đến là công cụ để chọn chế đọ 1 Cursor hay 2 Cursor. Nếu làm hình khối có 2 phần 2 bên giống nhau (hoặc đối xứng qua đường chính giữa dọc) thì chọn 2 Cursor, còn nếu hình ko có các chi tiết giống nhau như trường hợp trên thì chọn chế độ 1 Cursor. Việc chọn 1 hay 2 thì chỉ cần click vào nút công cụ (như hình bên dưới) là được.

2 Cursor đây

Khi click vào công cụ này thì tấm thiệp sẽ hiện đối diện với góc nhìn (ít sử dụng -kinh nghiệm cá nhân)

Nút này giúp quay lại bước trước đó ( Có thể dùng Ctrl+Z thay thế)

Chọn chế độ Cursor đặt ở mặt phẳng ngang: sử dụng để tạo các khối cơ bản, khi bắt đầu thao tác để thiết kế 1 tấm thiệp thì chọn Cursor đặt ở mặt phẳng ngang như thế này.
Sử dụng phím Spaceđể nâng Cursor lên cao so với bề mặt ngang, mỗi lần bấm phím Space thì Cursor nâng được lên 1 khối lập phương, tạo ra các khối lồi, đó là các khối cơ bản trước khi tạo ra các chi tiết.
Sử dụng phím Z để hạ khối ( ngược với phím Space).


Nút này giúp chuyển Cursor từ mặt phẳng ngang sang mặt phẳng thằng đứng, khi Cursor ở mặt phẳng này thì chúng ta có thể tiến hành các thao tác như cắt các lớp mặt phẳng thẳng đứng (Ví dụ như việc tạo ra các cửa ở trên 1 lớp mặt phẳng là tường chẳng hạn...), trong chế độ này thì chỉ sử dụng phím Space để nâng và hạ khối.


Công cụ này thể hiện góc mở của thiệp (chính là góc giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang), góc độ thay đổi từ 0-180 độ. Nó giúp ta xem xét được tấm thiệp ở các góc mở khác nhau

COI NHƯ XONG PHẦN LÝ THUYẾT
Bây giờ thử thực hành nhé, ở đây mình lấy ví dụ khi thiết kế 1 nhà thờ đơn giản
Đầu tiên là chọn Cursor ở mặt phẳng ngang, sử dụng phím Space và các phím mũi tên ( thêm phím Z nếu cần-để hạ các khối nâng cao quá ) để tạo ra các khối như thế này:

Sau khi có hình khối ban đầu rồi thì chuyển Cursor qua mặt phẳng thẳng đứng, rồi sử dụng phím Spaceđể cắt các chi tiết, giúp mẫu thêm sống động hơn .
Sau đó thì chỉnh sửa lại theo ý mình.
Và đây là thành phẩm:

sau khi chỉnh sửa xong, nếu các bạn muốn xuất pattern thì các bạn vào phần File -->Export to 2D pattern... bạn sẽ xuất được pattern ra. (Như bên dưới này chẳng hạn

Thế là xong, chỉ việc in ra và cắt theo các nét liền đậm, còn các nét đứt thì ko cắt, hoặc chỉ rạch nhẹ để tạo ra các nếp gấp thôi. Chú ý các đường đứt dài là đường gấp lồi, còn các đường đứt ngắn là các đường gấp lõm.
Các đường nằm ngang nhỏ nhỏ trên mái nhà cũng ko được cắt nhé. Khi làm các bạn nên nhìn mẫu 3D đã dựng để biết chính xác các đường cần cắt cũng như các đường gấp.
Chúc các bạn có thể sử dụng được thành thạo và tạo ra được các tấm thiệp như ý mình
Đó là cách sử dụng phần mềm thiết kế Pop-up Card Designer 2.1. Đây là phần mềm giúp các bạn có thể thiết kế mà ko mất công hình dung tấm thiệp mình thiết kế ra nó sẽ như nào, bởi trong quá trình thiết kế, tấm thiệp được hiện lên dưới dạng ảnh 3D.
Tuy nhiên, phần mềm này chỉ sử dụng để thiết kế những tấm thiệp dạng 90 độ có các chi tiết có hình khối vuông và chữ nhật, bởi nhược điểm của loại này là ko thiết kế được các chi tiết cong, nó chỉ hiện lên các khối hộp và lập phương. Do đó thường dùng để thiết kế các tấm thiệp về các ngôi nhà, các lâu đài hoặc các câu chữ in hoa. . Nhưng như thế cũng là rất tốt phải không ah :))
Các bạn download phần mềm TẠI ĐÂY
Sau đó các bạn chỉ cần giải nén ra là có thể chạy luôn chương trình
Giao diện của chương trình
Phần các công cụ sử dụng:
Đây là công cụ chỉnh cursor (con trỏ), dùng để thay đổi độ lớn nhỏ của con trỏ. Trong phần mềm này, thì Cursor là 1 hình vuông nhỏ có màu xanh (lá cây và xanh thẫm). Độ lớn con trỏ cũng chính là đơn vị tạo khối, tạo ra được 1 khối nhỏ nhất trong quá trình tạo hình.
Điều khiển con trỏ bằng cách sử dụng các phím mũi tên.
Tiếp đến là công cụ để chọn chế đọ 1 Cursor hay 2 Cursor. Nếu làm hình khối có 2 phần 2 bên giống nhau (hoặc đối xứng qua đường chính giữa dọc) thì chọn 2 Cursor, còn nếu hình ko có các chi tiết giống nhau như trường hợp trên thì chọn chế độ 1 Cursor. Việc chọn 1 hay 2 thì chỉ cần click vào nút công cụ (như hình bên dưới) là được.
2 Cursor đây
Khi click vào công cụ này thì tấm thiệp sẽ hiện đối diện với góc nhìn (ít sử dụng -kinh nghiệm cá nhân)
Nút này giúp quay lại bước trước đó ( Có thể dùng Ctrl+Z thay thế)
Chọn chế độ Cursor đặt ở mặt phẳng ngang: sử dụng để tạo các khối cơ bản, khi bắt đầu thao tác để thiết kế 1 tấm thiệp thì chọn Cursor đặt ở mặt phẳng ngang như thế này.
Sử dụng phím Spaceđể nâng Cursor lên cao so với bề mặt ngang, mỗi lần bấm phím Space thì Cursor nâng được lên 1 khối lập phương, tạo ra các khối lồi, đó là các khối cơ bản trước khi tạo ra các chi tiết.
Sử dụng phím Z để hạ khối ( ngược với phím Space).
Nút này giúp chuyển Cursor từ mặt phẳng ngang sang mặt phẳng thằng đứng, khi Cursor ở mặt phẳng này thì chúng ta có thể tiến hành các thao tác như cắt các lớp mặt phẳng thẳng đứng (Ví dụ như việc tạo ra các cửa ở trên 1 lớp mặt phẳng là tường chẳng hạn...), trong chế độ này thì chỉ sử dụng phím Space để nâng và hạ khối.
Công cụ này thể hiện góc mở của thiệp (chính là góc giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang), góc độ thay đổi từ 0-180 độ. Nó giúp ta xem xét được tấm thiệp ở các góc mở khác nhau
COI NHƯ XONG PHẦN LÝ THUYẾT
Bây giờ thử thực hành nhé, ở đây mình lấy ví dụ khi thiết kế 1 nhà thờ đơn giản
Đầu tiên là chọn Cursor ở mặt phẳng ngang, sử dụng phím Space và các phím mũi tên ( thêm phím Z nếu cần-để hạ các khối nâng cao quá ) để tạo ra các khối như thế này:
Sau khi có hình khối ban đầu rồi thì chuyển Cursor qua mặt phẳng thẳng đứng, rồi sử dụng phím Spaceđể cắt các chi tiết, giúp mẫu thêm sống động hơn .
Sau đó thì chỉnh sửa lại theo ý mình.
Và đây là thành phẩm:
sau khi chỉnh sửa xong, nếu các bạn muốn xuất pattern thì các bạn vào phần File -->Export to 2D pattern... bạn sẽ xuất được pattern ra. (Như bên dưới này chẳng hạn
Thế là xong, chỉ việc in ra và cắt theo các nét liền đậm, còn các nét đứt thì ko cắt, hoặc chỉ rạch nhẹ để tạo ra các nếp gấp thôi. Chú ý các đường đứt dài là đường gấp lồi, còn các đường đứt ngắn là các đường gấp lõm.
Các đường nằm ngang nhỏ nhỏ trên mái nhà cũng ko được cắt nhé. Khi làm các bạn nên nhìn mẫu 3D đã dựng để biết chính xác các đường cần cắt cũng như các đường gấp.
Chúc các bạn có thể sử dụng được thành thạo và tạo ra được các tấm thiệp như ý mình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét